Lệch tinh hoàn là dấu hiệu bênh gì? Hỗ trợ chữa trị lệch tinh hoàn như thế nào?... Là những băn khoăn và thắc mắt của nhiều cánh nam nhân vô tình vướng phải tình trạng này. Đây được xem là biều hiện của các bệnh về tinh hoàn, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản của phái mạnh về sau. Nhằm giải đáp các thắc mắt trên, xin mời quý độc giả hãy vui lòng tham khảo các thông tin bổ ích được cập nhật tại bài viết sau đây.
Không phải nam giới nào cũng có hai bên tinh hoàn đều bằng nhau, tinh hoàn bị lệch nhưng không kèm theo biểu hiện gì thì đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu hai bên tinh hoàn không đều kèm theo các triệu chứng sưng, đau nhức thì nam giới không nên chủ quan mà cần phải đi khám ngay.
Dưới đây là các bệnh lý nam giới có thể mắc phải nếu tinh hoàn bị lệch:
- Ứ dịch màng tinh hoàn: Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh khá to và có màu đỏ. Trẻ nam có bìu lớn, 2 tinh hoàn thường không đều nhau bởi xuất hiện các nội tiết tố mẹ truyền sang một cách tự nhiên và đó là một tình trạng nhất thời. Điều này được nhìn nhận là bình thường, sẽ tự biến mất theo thời gian (thường sau 3 tháng tuổi) và không phải điều trị gì.
- Xoắn tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc dậy thì (10 - 15 tuổi). Nguyên nhân bởi sự thay đổi nồng độ nội tiết tố đột ngột (thường diễn ra ở tuổi dậy thì) và các bệnh lý bẩm sinh ở tinh hoàn như tinh hoàn quá di động, tinh hoàn ẩn… Dấu hiệu điển hình của bệnh là đau đột ngột một bên bìu, sưng to vùng bìu và có kèm theo nôn. Trong 6 giờ đầu sau khi có triệu chứng, cần được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt để cứu tinh hoàn vì máu ít đến tinh hoàn có thể làm teo hay thậm chí gây nhiễm khuẩn tinh hoàn.
- Tinh hoàn ẩn (lạc tinh hoàn): Là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà dừng lại bất thường trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai từ ổ bụng xuống bìu. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở các lứa tuổi sơ sinh (3 - 5%), 3 tuổi (0,8%) và đến 18 tuổi chỉ còn 0,25 – 0,1%. Tinh hoàn thường ẩn một bên, đôi khi cả hai bên.
- Nang ở mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn nằm phía sau tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành dần. Khi phát triển thành nang thì sưng do ứ nước, có thể gây sốt và xuất tiết ở dương vật.
- Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nếu các tĩnh mạch có chức năng đưa máu ra khỏi tinh hoàn bị giãn thì phần bao quanh tinh hoàn cũng bị sưng to và một bên tinh hoàn lệch.
- Viêm tinh hoàn: Thường do biến chứng của quai bị hay tuyến nước bọt mang tai ở tuổi vị thành niên bị viêm do vi rút. Sau thời gian ủ bệnh từ 14 - 28 ngày, tuyến nước bọt mang tai bắt đầu sưng hoặc di chứng của quai bị khiến trẻ có thể bị viêm tinh hoàn. Biểu hiện của bệnh là vùng bìu thường sưng và đau, trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này.
Để xác định bệnh nhân có bị lệch tinh hoàn hay không, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khám lâm sàng, siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch niệu đạo, tổng phân tích nước tiểu,...
Sau khi xác nhận nguyên nhân gây lệch tinh hoàn, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa thích hợp nhất.
■ Phương pháp dùng thuốc:
Trong trường hợp bệnh nhân bị lệch tinh hoàn cấp tính, đặc biệt là trong giai đoạn đang bị virus quai bị tấn công, thuốc chống lại virus, kháng viêm, kháng khuẩn được áp dụng.
Bên cạnh đó, bác sĩ áp dụng phương pháp nâng bìu, áp lạnh vùng bìu để làm giảm áp lực và duy trì nhiệt độ bìu thích hợp, tránh làm tổn thương đến khả năng sinh tinh và sản xuất testosterone của tinh hoàn.
■ Phương pháp ngoại khoa:
Trường hợp bị lệch tinh hoàn nặng, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân cụ thể mà áp dụng các phương pháp như:
→ Phương pháp CRS: Được áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm nam khoa do vi khuẩn, nấm men,... Bác sĩ sử dụng sóng siêu âm, sóng không gian,... nhằm tạo ra nhiệt lượng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giúp lưu thông các mạch máu bị tắc nghẽn, giảm sưng viêm, giảm đau nhanh chóng.
→ Phương pháp DHA: Là một trong những phương pháp tiên tiến trong điều trị lệch tinh hoàn do bệnh xã hội lậu gây ra. Với phương pháp này, bác sĩ áp dụng sóng cao tần để làm ức chế sự hoạt động của khuẩn lậu, làm lành các tổn thương do lậu gây ra.
→ Ngoài ra một số phương pháp ngoại khoa khác cũng được áp dụng để làm giảm tình trạng sưng, lệch tinh hoàn như chiếu sóng viba, cắt nang mào tinh hoàn,...